Giải pháp nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân, doanh nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận

Đăng ngày 11 - 11 - 2024
Lượt xem: 95
100%

 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước luôn là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 322-CTr/TU ngày 24/3/2015 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 2402/KH-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ và Chương trình hành động số 322-CTr/TU ngày 24/3/2015 của Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu “triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) ở mức độ cao trong nhiều lĩnh vực”.

Trên cơ sở Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và tích hợp, cung ứng DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì “Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến không chỉ giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại mà còn giúp các cơ quan nhà nước giải quyết công việc một cách nhanh chóng, khoa học, tăng tính minh bạch, công khai và nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự phiền hà, nhũng nhiễu của công chức thực thi công vụ. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số theo Đề án 06/CP của Chính phủ cũng như đưa ra giải pháp để nâng cao tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến tại đơn vị, ngành, tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã quan tâm chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi Thú y xây dựng và vận hành hệ thống đăng ký cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trực tuyến (mở rộng từ Phần mềm quản lý công tác thú y của Chi cục Chăn nuôi Thú y được xây dựng và vận hành từ năm 2015, thực hiện các nội dung: quản lý và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Kiểm soát kiểm dịch phúc kiểm; Xét nghiệm bệnh động vật; Công tác tiêm phòng; Quản lý các nguồn thu phí, lệ phí) và bắt đầu vận hành từ ngày 19/9/2022 đến nay. Kết quả: đạt tỷ lệ 100% đăng ký cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản vận chuyển ra địa bàn cấp tỉnh (năm 2022: 57.673 hồ sơ, năm 2023: 62.065 hồ sơ và 10 tháng năm 2024: 63.535 hồ sơ). Đồng thời, nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng DVCTT của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

(1) Nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen cho người dân trong việc tham gia giải quyết các thủ tục hành chính bằng cách sử dụng DVCTT qua những việc làm cụ thể như: tổ chức các buổi tập huấn trực tiếp hoặc xây dựng các video hướng dẫn cho người dân cách sử dụng DVCTT thường gặp, từ đơn giản đến phức tạp; đơn giản hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính và sử dụng DVCTT; ban hành một số chính sách khuyến khích người dân sử dụng DVCTT như giảm lệ phí dịch vụ; giảm thời gian giải quyết hồ sơ… Mặt khác, cần xây dựng các lộ trình từng bước thay thế việc giải quyết các thủ tục trực tiếp sang trực tuyến để tạo thành thói quen cho người dân.

(2) Quán triệt sâu, kỹ và thực hiện nghiêm túc nội dung: (1). Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; (2). Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử; (3). Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

(3) Thủ trưởng đơn vị nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện TTHC tại đơn vị mình; chấn chỉnh, khắc phục tình trạng: để hồ sơ quá hạn, yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc từ chối giải quyết mà không đúng quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức thiếu thông tin khi tiếp cận dịch vụ công, không được hướng dẫn đầy đủ, kịp thời, phải đi lại nhiều lần để giải quyết một vụ việc và các tồn tại, vướng mắc khác.

(4) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động người dân sử dụng DVCTT. Trong đó, chú trọng đến làm cho người dân hiểu và nắm rõ vai trò cũng như các tiện ích của DVCTT mang lại. Công tác này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, đa dạng phong phú về nội dung và hình thức thực hiện thông qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook; các phương tiện thông tin truyền thông truyền thông như loa phát thanh, bản tin; trang thông tin điện tử; thông qua chính đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, cần sử dụng hiệu quả các kênh hỗ trợ thông qua số điện đường dây nóng trong việc giải quyết các vướng mắc cho người dân về các thủ tục hành chính DVCTT.

 (5) Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ năng lực, trình độ để thực hiện các quy trình, nghiệp vụ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề có liên quan trong việc giúp đỡ người dân làm quen và sử dụng DVCTT. Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong tương lai. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thay đổi nhận thức của người dân từ thực hiện dịch vụ công trực tiếp chuyển sang thực hiện dịch vụ công trực tuyến là một trong những yêu cầu mang tính khách quan không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước mà còn góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Do vậy, ngoài các giải pháp nói trên, để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 cần sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu các đơn vị, sự chung tay vào cuộc của người dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, đẩy mạnh việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo mục tiêu đã đặt ra tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 30/11/2022 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 theo Nghị quyết số 05/NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 22/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025; Quyết định số 1894/QĐ-UBND ngày 23/12/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch Cải cách hành chính tỉnh Ninh Thuận năm 2023, và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao các Bộ Chỉ số liên quan đến công tác cài cách hành chính: PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS của tỉnh.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024(12/10/2024 9:16 CH)

Thư mời Tham dự Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024” (20/09/2024 3:23 CH)

Thiết bị phá sóng - mặt hàng kinh doanh có điều kiện mua lại "dễ như rau"(06/05/2024 1:45 CH)

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số họp lần thứ tám trực tuyến với các địa phương(25/04/2024 8:10 SA)

Tỉnh Ninh Thuận ban hành Danh mục nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số trong năm 2024(09/04/2024 8:02 SA)

    7 người đang online
    °